Tin tức

Chuyên mục: Tin tức

PHƯƠNG PHÁP CHIẾU TỪ BÊN NGOÀI CÔNG TRÌNH ĐỂ XÁC ĐỊNH ĐỘ NGHIÊNG SỬ DỤNG MÁY CHIẾU ĐỨNG

XÁC ĐỊNH ĐỘ NGHIÊNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP CHIẾU TỪ BÊN NGOÀI CÔNG TRÌNH

1. Nội dung của phương pháp

Nội dung của phương pháp này là sử dụng máy chiếu đứng để xác định toạ độ thực tế của các điểm O1’, O2’, O3’ và O4’ nằm trên các tục toạ độ, thông qua chúng xác định được toạ độ thực tế của tâm công trình tại vòng đang xét và xác định được độ nghiêng của nó.

2. Độ chính xác của phương pháp

Phương pháp này có độ chính xác gần tương đương với phương pháp chiếu từ tâm lên nghĩa là cung cho phép xác định được độ nghiêng với sai số khoảng vài milimét.

3. Phạm vi ứng dụng

Phương pháp này ứng dụng để xác định độ nghiêng của các si lô hoặc ống khói trong giai đoạn thi công bằng phương pháp côp-pha trượt nhưng không có khả năng chiếu trực tiếp từ tâm công trình lên.

 

Hình A.8 Xác định độ nghiêng bằng phương pháp

chiếu đứng từ bên ngoài công trình

Xử lý số liệu quan trắc độ nghiêng của công trình trong giai đoạn thi công xây dựng bằng phương pháp chiếu từ ngoài.

Sơ đồ bố trí các điểm đo xem trong phụ lục A, H.A8

Bảng E1 - Tọa độ của các điểm cố định

Thứ tự

Tên điểm

Tọa độ

Ghi chú

X

Y

1

O1

1000.000

988.800

Điểm đo mép bên trái

2

O2

1011.200

1000.000

Điểm đo mép bên trên

3

O3

1000.000

1011.200

Điểm đo mép bên phải

4

O4

988.800

1000.000

Điểm đo mép bên dưới

5

O

1000.000

1000.000

Tâm công trình trên mặt đất

 

Bảng E2- Kết quả tính toán

Thứ tự

Điểm đặt máy

Số đọc

Tọa độ

D x (mm)

D Y (mm)

X' (m)

Y' (m)

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

1

O1

-123

+166

999.877

988.966

2

O2

+82

+140

1011.282

1000.140

3

O3

-84

+95

999.916

1011.295

4

O4

+141

+122

988.941

1000.122

 

1. Các số liệu quan trắc thực tế của vòng thứ  i được ghi trong bảng E2 từ cột 1 đến cột 4

2. Số liệu trong các cột (5) và (6) được tính theo các công thức

          x8' = x8  + Dx

          y8' = y8  + Dy

3. Tính hệ số A, B, C của phương trình đường thẳng Ax + By + C = 0 đi qua hai điểm Đ (đầu) có tọa độ xđ, yđ  và C (cuối) có tọa độ xc, yc theo các công thức sau

          A = - (yc- yđ)

          B = - (xc- xđ)

          C =  xcyđ - xđyc)

Hệ số của phương trình đường thẳng nối 2 điểm O1 và  O3

     A1 = -22.329;               B1 = +0.039;           C1 = -22287.684

Hệ số của phương trình đường thẳng nối 2 điểm O2 và  O4

     A2 = +0.018;                B2 = -22.341;          C2 = -22325.925

 

4. Tính các định thức

     D = A1B2 - A2B1 =  498.851

     Dx = C1B2 - C2B1 =  498799.859

     Dy = A1C2 - A2C1 =  498916.758

Tính tọa độ tâm thực tế của công trình tại vòng thứ i (chính là giao điểm của hai đường thẳng nối  O1 với O3 và  O2 với O4)

     (xc)8 = Dx/D = 999.897m

     (yc)8 = Dy/D = 1000.132m

5. Tính độ lệch của tâm vòng thứ i theo hướng trục X

     ex = (xc)8 - (xc)1 = 999.897m - 1000.000m = -0.103m

Tính độ lệch của tâm vòng thứ i theo hướng trục Y

     ey = (yc)8 - (yc)1 = 1000.132m - 1000.000m = +0.132m

6. Tính véc tơ độ lệch tổng hợp của tâm vòng thứ i so với vòng thứ nhất (trên mặt đất)

      = 0.167 m

7. Tính hướng nghiêng của tâm công trình tại vòng thứ i

       = 322o 02' 06"

8. Tính góc nghiêng của công trình tại vòng thứ i

          =  0°10'

-----------------------------------------------
* Trắc địa Hoàng Minh là công ty uy tín chuyên nhập khẩu và phân phối các loại máy chiếu đứng chính hãng như: Sokkia, South, Foif, ...
* Trắc địa Hoàng Minh tự hào là địa chỉ tin cậy của khách hàng!

* Truy cập website tracdiahoangminh.com để tham khảo thêm nhiều dòng sản phẩm khác.

Tags:

Có thể bạn quan tâm

Tin liên quan

Viết bình luận