Tin tức

Chuyên mục: Tin tức

CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐO CAO HÌNH HỌC BẰNG MÁY THỦY CHUẨN

CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐO CAO HÌNH HỌC BẰNG MÁY THỦY CHUẨN

1. Nguyên lý chung:

Thực chất của đo cao hình học là dùng tia ngắm nằm ngang song song với mặt thủy chuẩn phối hợp với mia thăng bằng  để tính ra độ chênh cao giữa 2 điểm (hình 2.37) 

hAB: Là độ chênh cao giữa 2 điểm. 

a: Số đọc theo chỉ giữa trên mia dựng ở điểm đã biết độ cao.

 b: Số đọc theo chỉ giữa trên mia dựng ở điểm chưa biết độ cao.

Theo độ chính xác giảm dần mà chia ra 5 cấp hạng đo cao hình học: hạng I, II, III, IV và V (kỹ thuật).

Trong xây dựng cơ bản thường đo hạng IV và hạng V (kỹ thuật).

2. Công tác chuẩn bị tại một trạm đo cao hình học:

- Cân bằng máy:

 Đối với máy có ốc kích nâng (và ống thủy dài):

 Cân bằng sơ bộ máy: Dựa vào ống thủy tròn (vặn 3 ốc cân máy).

 Cân bằng chính xác: Dựa vào ống thủy dài (vặn ốc kích nâng).

 Đối với máy thủy chuẩn tự động: Chỉ cần cân bằng ống thủy tròn là được.

- Tìm vòng dây chữ thập rõ nét: ngắm điểm bắt mục tiêu hoàn toàn giống ở máy kinh vĩ. 

2. Phương pháp đo cao hình học hạng IV:

Phương pháp này dùng máy có độ phóng đại VX > 25x độ nhạy ống thủy dài τ ≤ 25’’/2mm và mia 2 mặt có gắn ống thủy tròn, giá mia.

Trình tự thao tác tại mỗi trạm đo như sau:

- Ngắm mặt đen mia sau, cân bằng máy, đọc số trên mia theo chỉ giữa, đọc khoảng cách.

- Ngắm mặt đen mia trước, cân bằng máy, đọc số trên mia theo chỉ giữa, đọc khoảng cách.

- Ngắm mặt đỏ mia trước, cân bằng máy, đọc số trên mia theo chỉ giữa.

- Ngắm mặt đỏ mia sau, cân bằng máy, đọc số trên mia theo chỉ giữa.


Giả sử cần tìm độ cao điểm B là HB khi biết độ cao của điểm A là HA.

Ta tiến hành như sau:

- Trường hợp A và B ở gần nhau đặt một trạm máy nhìn thấy A và B: 

Đặt máy thủy chuẩn tại trạm K1 tự chọn sao cho khoảng cách từ máy đến mia sau và khoảng cách từ máy đến mia trước gần bằng nhau (K1A ≈ K1B)

Dựng mia thẳng  đứng tại A đọc số theo chỉ giữa  được giá trị a. Theo chỉ giữa đọc trên mia dựng tại B được giá trị b. 

Vậy chênh cao giữa A và B là:

             h AB = a – b

Độ cao của điểm B cần tìm là:

             HB = HA + h AB.

- Trường hợp A và B ở xa nhau:

Khi A và B ở xa nhau thì ta lấy thêm một số điểm phụ a, b, c,…và đặt nhiều trạm máy k1, k2, k3, ……kn. Tiến hành thao tác tại mỗi trạm đo như đã trình bày ở trên (hình 2.39): 

                                          

Tại trạm k1: số đọc trên mia dựng ở điểm A là điểm đã biết độ cao nên cho trị số đọc sau (S1). Còn số đọc trên mia dựng ở điểm a là điểm chưa biết độ cao nên cho trị số đọc trước (T1). 

Sang trạm k2: mia dựng tại điểm a trở thành mia sau nên cho trị số đọc sau (S2), số đọc trên mia dựng tại điểm b cho trị số đọc trước (T2)…

Theo hình vẽ ta có.

Trạm k1  có Δh1 = S1 – T1.

Trạm k2  có Δh2 = S2 – T2.

.......

Trạm kn  có Δhn = Sn – Tn

suy ra       HB = HA + ΔhAB

* Một số quy định trong đo cao hạng IV: (bảng 2,4)

 - Đặt máy ở giữa 2 mia. Tầm ngắm từ máy đến mia không lớn hơn 100m.

- Khoảng cách từ máy đến mia trước và từ máy đến mia sau không được chênh nhau quá 3 mét. Tích lũy toàn tuyến không quá 10 mét.

- Chiều cao tia ngắm tối thiểu cách mặt đất 0,3 mét.

- Sự khác nhau về độ chênh cao (Δh) tính theo 2 mặt đỏ và đen ở mỗi trạm không vượt quá ± 3mm.
    

Sau khi tính toán sơ bộ, kiểm tra trạm xong nếu đạt những yêu cầu trên mới được chuyển máy sang trạm khác (k1 → k2 ….).

3. Phương pháp đo cao hình học hạng kỹ thuật (hạng V).

 Phương pháp này dùng máy có độ phóng đại VX > 20x. Độ nhạy của ống thủy dài τ< 45”/2mm. Trình tự thao tác tại mỗi trạm đo như sau:

- Khi dùng mia 2 mặt:

Đọc số theo chỉ giữa mặt đen, rồi mặt đỏ mia sau.

Đọc số theo chỉ giữa mặt đen, rồi mặt đỏ mia trước.

-  Khi dùng mia 1 mặt:

Đọc số theo chỉ giữa mia sau.

Đọc số theo chỉ giữa mia trước.

- Thay đổi chiều cao máy từ 5 – 10cm:

Đọc số theo chỉ giữa mia trước.

Đọc số theo chỉ giữa mia sau.

*  Một số quy định trong đo cao hạng kỹ thuật: (bảng 2.4)

- Tầm ngắm từ máy đến mia xác định sơ bộ bằng bước chân không quá 120 mét, máy đặt giữa 2 mia. 

- Sự khác nhau về độ chênh cao (Δh) tính theo 2 mặt đen, đỏ (khi dùng mia 2 mặt) hay giữa 2 lần thay đổi độ cao máy (khi dùng mia một mặt) không quá ± 5mm.

Hãy dùng máy thủy chuẩn HB - 1, một cặp mia 2 mặt (gồm mia A và B) để tiến hành đo thủy chuẩn hạng IV giữa 2 mốc NI và NII .

Trạm K1:

- Dựng mia A có “hằng số 4475” lên mốc NI. Dựng mia B có “hằng số 4575” lên một điểm tự chọn (điểm a chẳng hạn) theo hướng tuyến đo NII. (ghi chữ A – B vào cột (1).

- Đọc số khoảng cách từ máy đến mia sau là 62,5m và từ máy đến mia trước là 60,0m, ghi vào cột 3.

- Tính 62,5 – 60,0 = +2,5m (ghi vào cột 4).

- Tính Σδ = 0 + (+ 2.5) = + 2.5.

- Đọc số theo chỉ giữa mặt đen mia sau là (1) ghi vào cột 6.

- Đọc số theo chỉ giữa mặt đen mia trước là (2) ghi vào cột 7.

- Đọc số theo chỉ giữa mặt đỏ mia trước là (3) ghi vào cột 7.

- Đọc số theo chỉ giữa mặt đỏ mia sau là (4) ghi vào cột 6.

Kiểm tra hằng số mia 2 mặt: (4) – (1) = (5) và (3) – (2) = (6)

Chỉ cho phép (5) và (6) chênh lệch với 4475 và 4575 là 3mm. Sau khi kiểm tra chênh lệch tầm ngắm, hằng số mia, nếu  đạt yêu cầu thì chuyển máy sang trạm K2.

Trạm K2:

- Mia B vẫn đặt chỗ cũ, nhưng bây giờ trở thành mia sau.

- Mia A tiến về phía NII (dựng ở điểm b) và trở thành mia trước.

- Tiến hành đo tương tự như trạm KI.

-----------------------------------------------
    * Trắc địa Hoàng Minh là công ty uy tín chuyên nhập khẩu và phân phối các loại 
máy thủy bình chính hãng như: Sokkia, Topcon, Nikon, Leica, Pentax, Geomax
    * Trắc địa Hoàng Minh tự hào là địa chỉ tin cậy của khách hàng!

    * Truy cập website tracdiahoangminh.com để tham khảo thêm nhiều dòng sản phẩm khác.


 

Tags:

Có thể bạn quan tâm

Tin liên quan

Viết bình luận