Tin tức

Chuyên mục: Tin tức

NGUYÊN LÝ VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐO ĐỘ CAO

ĐO ĐỘ CAO

  1. 1. Nguyên lý đo cao

Đặt trạm nghiệm triều và tiến hành quan trắc mực nước biển nhiều năm ta sẽ xác định được mặt thủy chuẩn gốc. Từ mặt thủy chuẩn gốc xác định được độ cao trung bình của điểm G là HG. Tiến hành đo chênh cao hGN của điểm “G “ so với các điểm “ N ” cần xác định độ cao, ta sẽ xác định được độ cao của điểm này (hình 5.1):

HN = HG + hGN                                                  (5.1)

- Ngyên lý đo cao hình học: điều kiện để đo cao hình học là phải có máy và mia thủy chuẩn. Giả sử cần đo chênh cao hình học giữa hai điểm “ G ” và “ N ”, mia thủy chuẩn đặt tại “G” và “ N ”, máy thủy chuẩn đặt ở giữa G - N. Bộ phận ngắm máy thủy chuẩn tạo mặt  phẳng ngắm nằm ngang cắt mia “G” tại tại số đọc “S” và mia “ N “ tại số đọc “ T ”, từ hai số đọc này ta tính được chênh cao hGN (hình 5.2a): Gi = S - T   (5.2)

Đo cao hình học có hai phương pháp: khi đo máy đặt giữa đoạn đo gọi là phương pháp đo cao hình học ở giữa, đặt máy thủy chuẩn tại một trong hai đầu thì gọi là phương pháp đo cao hình học phía trước, trường hợp này phải đo chiều cao trục ngắm và đọc số trên một mia kia.

- Nguyên lý đo cao lượng giác: thường được thực hiện bằng máy kinh vĩ và mia đứng. Trong quá trình đo người đo phải xác định các đại lượng: góc đứng V, khoảng cách từ máy tới điểm đo D, chiều cao trục ngắm i và chiều cao điểm ngắm lv . Từ hình vẽ (5.2b) ta có ta có công thức đo cao lượng giác: hAB = D.tgV + i - lv  (5.3)

2. Đo cao hạng IV và kỹ thuật

a. Một số tiêu chuẩn kỹ thuật trong đo cao hangh IV và kỹ thuật

Các tiêu chuẩn kỹ thuật

Hạng IV

Kỹ thuật

1.Chiều cao tia ngắm

0.3m

0.2m

2.Độ lệch khoảng cách từ máy tới hai hai mia - Ở một trạm

 

 

- Trên một tuyến

3m

5m

 

10m

20m

3. Độ lệch giữa chênh cao mặt đen và đỏ

3mm

5mm

4. Sai số hằng số K

3mm

5mm

5. Sai số khép cho phép

20.(Lkm)1/2mm

50.(Lkm)1/2mm

6. khoảng cách từ máy tới mia

không quá 100m

không quá 120m

b. Trình tự đo và tính toán

Đo cao hạng IV: Nếu đường đo cao dài không quá 200m thì chỉ cần đo ở một trạm máy còn nếu đường đo dài hoặc chênh cao địa hình lớn thì phải chia làm nhiều trạm, đo chênh cao từng trạm ( hình 5.8). hAB = h1 + h2 + h3

-Trình tự đo ở một trạm:

+ Giả sử đo cao tại trạm 1, đặt máy thuỷ chuẩn ở giữa đoạn A-I sao cho độ lệch khoảng cách từ máy tới A( mia sau) và I( mia trước) không quá ±3m. Sau khi cân bằng máy cẩn thận ngắm mặt đen mia sau, đọc số trên mia cả ba chỉ trên, giữa, dưới.

+ Quay máy ngắm mặt đen mia trước, đọc số trên mia cả ba chỉ: trên, giữa và dưới.

+ Người giữ mia trước quay qua mặt đỏ để người đọc máy đọc chỉ giữa mặt đỏ mia trước, rồi quay về mia sau đọc số chỉ giữa mặt đỏ mia sau. Tất cả các số đọc trên đây đều phải ghi vào sổ đo cao ( bảng 5.2).

- Tính toán :

+ Tính khoảng cách từ máy tới hai mia: hiệu số đọc chỉ trên và dưới mặt đen mia sau nhân với 100 cho khoảng cách từ máy tới mia sau. Khoảng cách từ máy tới mia trước cũng được tính tương tự. Độ lệch khoảng cách mia sau và mia trước không được vượt quá ±3m.

+ Tính chênh cao mặt đen và mặt đỏ: hiệu chỉ giữa mặt đen mia sau với mia trước cho chênh cao mặt đen hđen ; Hiệu chỉ giữa mặt đỏ mia sau với mia trước cho chênh cao mặt đỏ hđỏ

. Nếu sai khác giữa hđen và hđỏ đã loại trừ hằng số cặp mia không vượt qua ±3mm thì chênh cao của trạm đo là trị trung bình hai chênh cao đó.

+ Tính sai số hằng số mia: hằng số mia là hiệu chỉ giữa mặt đỏ và mặt đen, còn hằng số cặp mia là hiệu hằng số hai mia.

TT

Trạm

đo

K/c từ máy tới mia

Mặt mia

Số đọc chỉ giữa

Chênh cao

Chênh cao TB

sau

trước

S-T

mia sau

mia trước

 

A

B

C

D

E

F

G

H

I

1

 

1527

1971

-1.6

đen

1327

1763

-436

 

2

1

1127

1555

 

đỏ

5800

6138

-338

-437

3

 

40.0m

41.6m

-1.6

k

4473

4375

-98

 

4

 

2185

1312

2

đen

1935

1072

863

 

5

2

1685

832

 

đỏ

6310

5549

761

862

6

 

50.0m

48.0m

0.4

k

4375

4477

102

 

 

 

 

 

 

 

K1=4475

K2=4375

K3=100

Đo cao kỹ thuật

-Trình tự đo ở một trạm: đầu tiên ngắm mặt đen mia sau đọc số ba chỉ: Trên, Giữa, dưới sau đó đọc ngay chỉ giữa mặt đỏ mia sau. Quay máy về mia trước, đọc số mặt đen mia trước ứng với ba chỉ: trên, giữa, dưới và sau đó đọc luôn chỉ giữa mia trước mặt đỏ.

-Tính toán: tính tương tự như đo cao hạng IV. Trong đo cao kỹ thuật sai số đo cho phép lớn hơn so với đo cao hạng IV.

Các nguồn sai số trong đo cao hình học

Sai số do máy và mia thủy chuẩn. Sai số do cân bằng ống thuỷ:Sai số đọc số trên mia: Sai số do máy và mia lún; Sai số do độ cong trái đất và chiết quang khí quyển

3. Đo cao lượng giác

Khi khoảng cách AB = D £ 400m thì chênh cao giữa hai điểm A, B tính theo công thức: hAB = D.tgV + i - l

Trong đó: D - khoảng cách ngang từ máy tới mia; V- góc nghiêng của trục ngắm ứng với độ cao điểm ngắm lv , i - chiều cao máy.

Khi khoảng cách AB = D > 400m thì chênh cao giữa hai điểm A, B tính theo công thức hiệu chỉnh độ cong trái đất và chiết quang: hAB = D.tgV + i - lV + 0.43 R

Độ chính xác đo cao lượng giác xác định bới (5.12), nếu không có biện pháp nâng cao

độ chính xác đo đạc thì phương pháp này có sai số ±1cm/100m.

mh = ±D

-------------------------------------
    * Trắc địa Hoàng Minh là công ty uy tín chuyên nhập khẩu và phân phối các loại máy thủy bìnhmáy toàn đạc điện tửmáy kinh vỹ điện tửmáy định vị GPSmáy cân bằng lasermáy đo khoảng cách laser... chính hãng.
    * Trắc địa Hoàng Minh tự hào là địa chỉ tin cậy của khách hàng!

    * Truy cập website tracdiahoangminh.com để tham khảo thêm nhiều dòng sản phẩm khác.                               

 

 

Tags:

Có thể bạn quan tâm

Tin liên quan

Viết bình luận